Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the acf domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/vykhang/domains/vykhang.com.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền acf được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /home/vykhang/domains/vykhang.com.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Ấn Độ số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng để mở khóa thương mại - CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VỸ KHANG

ẤN ĐỘ- Để doanh nghiệp logistics vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây nên, Ấn Độ áp dụng công nghệ vào vận hành chuỗi cung ứng.

Năm 2018, Ngân hàng Thế giới đưa ra bảng Chỉ số hiệu suất Logistics, theo đó, Ấn Độ đứng thứ 44/160 quốc gia, dưới Trung Quốc (26), Chile (34) và Nam Phi (33). Ấn Độ đạt điểm thấp hơn so với các nước đang phát triển cạnh tranh về hải quan, truy xuất nguồn gốc và tính kịp thời. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách nước này nhiều lần chỉ ra chuỗi cung ứng cần tăng cường sự nhanh nhẹn, ổn định, minh bạch và tốc độ thông qua việc sử dụng công nghệ.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là xu hướng toàn cầu hiện nay. Ảnh: Mint

Chính phủ Ấn Độ đã đẩy mạnh quá trình số hóa thông qua các sáng kiến như mạng lưới thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Một cơ quan ban hành thuế GST đã “lột xác” trong việc cải thiện trải nghiệm của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ logistics. Ngoài ra, những đổi mới như Hệ thống thông quan hàng hóa cho chuyển phát nhanh và Giao diện một cửa cho thương mại (hải quan) đã giúp giảm bớt thủ tục kinh doanh.

Tuy nhiên, có một số lỗ hổng công nghệ cần được giải quyết. Ví dụ, trong trường hợp nhập khẩu, sự tương tác giữa nhà nhập khẩu và hải quan không liền mạch, dữ liệu phải gửi thông qua một nhà môi giới hải quan hoặc chuyển phát nhanh. Do đó, nhà nhập khẩu phải quản lý thông tin liên lạc trên nhiều kênh. Đôi khi, họ không nhận được thông tin tổng quát cũng như cụ thể về lô hàng đang trong giai đoạn nào.

Nếu điều này được tự động hóa, họ sẽ nhận được một luồng thông tin thông suốt giữa nhà nhập khẩu và hải quan. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ cải thiện được hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí thông qua số hóa.

Một số doanh nghiệp logistics tại Ấn Độ như DHL Express đã sáng chế, áp dụng thành công công cụ tự động hóa trong quá trình lưu thông hàng, giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể.

Nhờ số hóa chuỗi cung ứng, Ấn Độ đã tăng hạng trong báo cáo Chỉ số Kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới, từ vị trí 77/190 năm 2018 lên vị trí 63/190 năm 2019, xếp hạng thứ 68 về “giao dịch xuyên biên giới”.

Để số hóa đồng bộ ngành công nghiệp logistics, các quốc gia nên cố gắng bắt kịp các nước đang phát triển về vấn đề này bằng cách sử dụng các công cụ như DHL. Ngoài ra, logistics muốn phát triển phải tích hợp các công cụ sáng tạo. Chính phủ nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các mô hình công nghệ mới và để họ tự triển khai.

Thanh Thư (Theo Mint)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *