Free Carrier(FCA) – Incoterms 2020: giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác được quy định trong hợp đồng ngoại thương. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Từ đó, mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.
Trong điều kiện FCA người bán giao hàng đã được thông quan cho người mua tại địa điểm chỉ định. Người mua là người có trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển. Như vậy địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán, nơi giao nhận vận tải (nhà xe, kho ngoại quan, CFS) hoặc cảng và sân bay. Người bán giao hàng và chuyển rủi ro cho người chuyên chở thứ 1.
Nói một cách ngắn gọn, trách nhiệm của người bán và người mua trong Terms FCA như sau:
+ Người bán thông quan hàng xuất. Người mua thông quan hàng nhập.
+ Người mua thuê phương tiện vận tải
+ Địa điểm giao hàng ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp như:
Điều kiện FCA (tại kho người bán)
Điều kiện FCA (Sân bay đi/ Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài,…)
Điều kiện FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái, Cảng Hải Phòng,…)
So sánh với các điều kiện EXW và CIF, chúng ta thấy có sự khác biệt trong địa điểm giao hàng.
Đối với EXW, người bán giao hàng tại kho, phân xưởng, nhà máy,…hoặc 1 địa điểm nào đó của người bán. Còn điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế, nên địa điểm giao hàng là 1 địa điểm khác phạm vi nội địa (của người bán).
Nó có thể là nhà cầu cảng, kho ngoại quan, nhà máy của người mua. Nhìn chung điều kiện FCA người bán có trách nhiệm ít hơn so với CIF & FOB. Nhưng FCA lại là điều kiện phù hợp cho người bán lẫn người mua khi xét đến sự thuận lợi và thị trường địa phương.
FCA trong vận tải đa phương thức
Trong các điều kiện Incoterms được nhà nhập khẩu ưa chuộng nhất là EXW, FOB, CIF, CFR và FCA (Incoterm 2010), theo các chuyên gia điều kiện FCA được cho là lựa chọn phù hợp hơn FOB và CIF khi sử dụng vận tải đường biển.
Nhìn chung, vận chuyển đa phương thức sử dụng điều kiện FCA thông dụng và phổ biến. Và FCA có thể được dùng cho nhiều loại hình vận chuyển khác nhau, bao gồm: Đường biển, đường bộ, đường sắt và cả đường hàng không.
Trách nhiệm người mua và người bán trong hợp đồng FCA
Tổng Hợp Một Số Ưu Nhược Điểm Của FCA
Vỹ Khang sẽ giới thiệu chi tiết đến quý đọc giả một số ưu và nhược điểm khi sử dụng phương thức FCA:
Ưu điểm
- Người bán có cơ hội nâng cao giá bán của hàng hóa, do các chi phí phát sinh cộng khi bên bán thực hiện thêm trách nhiệm của mình
- Người mua sẽ có cơ hội nắm được các chi phí thật sự trong vận chuyển và bốc xếp hàng hóa đến điểm đến. Chi phí sẽ không có khả năng bị người bán thổi phồng lên.
- Một ưu điểm lớn là người mua không cần quá lo lắng và áp lực trong việc có được giấy phép xuất khẩu theo quy định, để thông quan hàng hóa. Trách nhiệm này thuộc về người bán.
Nhược điểm
- Bất kỳ đề xuất phát sinh nào giữa người bán và người mua đều bị người bán tính phí. Điều này đồng nghĩa với người bán phải chịu thêm rủi ro.
- Trách nhiệm người bán chấm dứt khi hàng hóa đã được thông quan, người mua sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm cho lô hàng và chịu các rủi ro về sau trong toàn bộ quá trình chuyển tải hàng hóa.
- Người mua cần thiết phải có thiện chí nhiều hơn – Họ phải cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thật sự của lô hàng. Người mua phải là người thực sự đứng ra sắp xếp vận chuyển cho lô hàng.
Trong điều kiện FCA, người mua và người bán có những trách nhiệm cơ bản như sau:
Trách Nhiệm Giao Hàng, Vận Chuyển Và Thông Quan
Người bán hàng theo điều kiện FCA phải trả các chi phí cho việc:
– Sản xuất, kiểm tra chất lượng, dán nhãn, đóng gói hàng hóa phù hợp.
– Đồng thời người bán cũng đứng ra tổ chức vận chuyển hàng hóa đến cảng hoặc 1 địa điểm chỉ định để sẵn sàng cho việc xuất đi.
– Cùng với quá trình trên, người bán phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan.
– Người mua hàng chịu trách nhiệm tìm và ký hợp đồng vận tải để đưa hàng về nước.
Khi người bán đã hoàn tất việc khai hải quan (khai hải quan điện tử) trên hệ thống của hải quan, đồng thời đã giao hàng cho người chuyên chở (Carrier), lúc này trách nhiệm của người bán với hàng hóa được xem là chấm dứt. Mọi rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua (và các bên có liên quan).
>> Tìm hiểu chung về Incoterm 2020
Khi Nào Chấm Dứt Trách Nhiệm Giao Hàng Của Người Bán?
Bởi vì mọi rủi và chi phí được chuyển giao từ bên Bán sang bên Mua tại thời điểm trách nhiệm giao hàng của người Bán chấm dứt, nên cả 2 bên cần chỉ rõ thời điểm chuyển giao này càng cụ thể càng tốt trong hợp đồng.
Trong các loại hình vận chuyển khác nhau. Trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển (carrier) chấm dứt trong các trường hợp sau:
Đối với vận chuyển đường sắt
Khi điểm giao hàng là toa tàu thì hàng hóa phải được bốc lên toa tàu (chú ý đến loại container dành cho tàu), người bán phải bốc xếp container lên tàu. Trách nhiệm người bán kết thúc khi hàng hóa được tiếp quản bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền.
Khi hàng hóa là dạng hàng lẻ không chứa trong container, việc giao hàng hoàn thành khi người bán đã bàn giao hàng hóa tại điểm tiếp nhận cho đơn vị thu gom bằng đường sắt hoặc một phương tiện vận tải do đường sắt cung cấp.
Vận chuyển đường bộ
Nếu việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, thì trách nhiệm giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua cung cấp.
Khi hàng hóa được người mua yêu cầu giao đến cơ sở vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ hoặc cho người khác thay mặt người này.
Vận chuyển bằng đường thủy nội địa
Khi việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán hoặc tại bến cảng, trách nhiệm giao hàng được xem hoàn thành khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp.
Trường hợp hàng hóa được giao đến cơ sở của người vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường thủy nội địa hoặc 1 người khác được người này ủy quyền.
Vận chuyển đường biển
Nếu là hàng Full Container thì các container phải được vận chuyển đến khu vực Terminal của cảng, hàng hóa được coi là đã được chuyển giao rủi ro khi container đã được đưa vào cơ sở của bến cảng (terminal) đó. Và hàng đã được thông quan.
Đối với hàng lẻ (LCL), người bán phải đem đến cho các nơi thu gom hàng lẻ như kho CFS. Việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc 1 người đại diện cho hãng tàu biển (đơn vị gom hàng consol, forwarder).
Vì Sao nên dùng FCA thay vì Điều Kiện FOB và EXW?
Điều kiện FCA chiếm ưu điểm hơn EXW và FOB và được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên người xuất khẩu và nhập khẩu vẫn có tập quán sử dụng FOB và CIF nhiều nhất.
Lý Do FCA được cho là ưu điểm hơn FOB
Lý do là bởi vì FOB là điều kiện không thích hợp cho hàng hóa chứa trong container. FOB quy định rằng, người bán phải giao hàng lên trên boong tàu (Onboard), nhưng hầu hết hàng container đều buộc phải “hạ” ở Bãi tập kết container (CY – cầu cảng) hoặc chứa tại Kho hàng lẻ (CFS) trước khi nhà vận chuyển đưa hàng lên tàu.
Nếu như hàng hóa (theo điều kiện FOB) khi giao đến CY hoặc kho CFS, xảy ra các tổn thất, thiệt hại trong quá trình chuyển giao giữa người bán và người mua, thì tranh chấp giữa 2 bên chắc chắn sẽ xảy ra. Người mua và người bán nên quy định càng rõ càng tốt về thời gian và địa điểm chuyển giao rủi ro, các trường hợp bất khả kháng, để khi tranh chấp xảy ra, hai bên sớm tìm được giải pháp thỏa đáng.
Phòng thương mại quốc tế ICC – trong phạm vi Incoterm 2010 – điều chỉnh điều kiện FCA phù hợp cho các phương thức vận chuyển hiện đại bằng container.
Khi thỏa thuận sử dụng điều kiện FCA, người mua và người bán thỏa thuận rằng người mua thực hiện việc xếp và chất hàng lên phương tiện vận tải do người bán cung cấp, vị trí chuyển giao rủi ro có thể là cơ sở của người bán hoặc tại 1 địa điểm thỏa thuận nào đó trong phạm vi nội địa người bán.
Điều này làm giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua như điều kiện FOB.
Lý Do FCA được cho là ưu điểm hơn EXW
Đối với điều kiện EXW, người mua phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Việc này có thể gây nên tốn kém chi phí, tiêu tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho những nhà nhập khẩu – Vốn không nắm rõ các quy định thông quan của nước bạn.
Về phía người bán, họ cũng không có nhiệm vụ phải bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải mà bên mua cung cấp, bởi vì điều kiện EXW chỉ quy định người bán phải chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng cho việc xếp lên phương tiện vận chuyển mà thôi.
Rõ ràng, người bán có lợi thế tốt hơn trong việc bốc, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải. Nhưng EXW thì mọi chi phí và trách nhiệm đối với các rủi ro vẫn đang thuộc về người mua. Cho nên, hầu hết trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa lên phương tiện điều được phía người mua thực hiện làm cho họ không chủ động hơn so với người bán.
Về cơ bản, người bán và người mua phải có những thỏa thuận cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với các rủi ro và chi phí, trước khi tiến hành quá trình vận chuyển hàng hóa.
Mặc khác, so với điều kiện EXW, FCA được cho rằng linh hoạt và mang lại lợi ích cho cả bên bán và bên mua. Sử dụng FCA, người bán hàng thường có lợi thế trong việc cung cấp các giấy phép liên quan cho quá trình thông quan xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể người bán có quan hệ tốt với phía hãng tàu và hải quan khi sử dụng điều kiện FCA.
Về phía người mua, lợi thế của bên bán trong thông quan hàng hóa đã vô hình chung giúp họ hạ thấp phần nào các chi phí phải có cho lô hàng nhập khẩu.
Giá Trị Hợp Đồng Theo Điều Kiện FCA
Giá của một hợp đồng buôn bán quốc tế theo điều kiện FCA tùy thuộc vào vị trí hàng hóa được vận chuyển từ đâu (Quảng đường ảnh hưởng đáng kể đến giá cước vận tải). Tuy nhiên có 1 số chi phí khác liên quan theo điều kiện FCA mà các nhà nhập khẩu thường đưa vào giá trị hợp đồng ngoại thương. Đó là:
Chi phí cho hợp đồng mua hàng theo giá FOB
Chi phí vận chuyển
Phí mua bảo hiểm hàng hóa
Phí lưu và bảo quản tại kho CFS/ Ngoại quan, phí lưu kho DEM/DET
Phí dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải
Phí vận chuyển hàng về cơ sở sản xuất, nhà kho,…Cùng một số chi phí như: thông quan nhập khẩu, đóng phí và lệ phí khác,…
Nhà nhập khẩu phải dự trù tất cả các chi phí trên cho lô hàng nhập khẩu để có cơ sở sử dụng điều kiện Incoterm phù hợp và đàm phán giá cả với người bán. Người mua hàng nên tìm cách cân đối các chi phí, cũng như tổ chức tốt các bước để handle hàng thông suốt, tránh phát sinh các chi phí không mong muốn.
Kết Luận
Điều kiện FCA là một điều kiện Incoterm phù hợp với nhiều phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức, nên có tính ứng dụng rất cao. Ngoài ra, FCA cho phép người mua hàng chủ động hơn trong việc chỉ định nhà vận chuyển thích hợp.
Không giống như EXW, người mua hàng sử dụng FCA không cần mất nhiều thời gian cho việc thông quan hàng hóa trước khi xuất khẩu. Điều này rất có lợi cho người mua trong việc giúp họ giảm thiểu 1 số chi phí không mong muốn – Khi phải thuê ngoài các dịch vụ chuyên về thông quan xuất khẩu, trong trường hợp họ không thông thạo quy trình tại nước xuất khẩu.
FCA cũng được đề xuất cao hơn so với FOB, FCA giúp giảm thiểu các rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra cho cả người mua và người bán trong khi chuyển giao hàng hóa.
Tuy nhiên, khi sử dụng điều kiện FCA, người mua phải có thế mạnh về tìm kiếm nhà vận tải phù hợp cũng như kinh nghiệm trong mua hàng quốc tế, vì trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa chấm dứt rất nhanh sau khi giao hàng cho người vận tải.
FCA thích hợp cho những đơn vị có nhà xưởng, cơ sở tại nước ngoài; Công ty mẹ mua hàng từ công ty con và ngược lại. Các công ty xuyên quốc gia này đã có thời gian đầu tư lâu dài tại và thông hiểu chính sách, dĩ nhiên là có quan hệ mật thiết với các hãng tàu đặt tại .
Cuối cùng, Vỹ Khang mong muốn sẽ giúp các đọc giả có nhiều tham vấn và kiến thức mới về điều kiện Incoterm FCA. Chúng mình hy vọng nhận được nhiều ý kiến, phản hồi cũng như chia sẻ từ các bạn.