ISPS và phụ phí ISPS là gì?
Khi tính toán chi phí vận chuyển sản phẩm từ một quốc gia nhất định, bạn phải tính đến việc hãng tàu chỉ báo cho bạn chi phí vận chuyển và không báo các chi phí phát sinh. Đó là lý do tại sao bạn nên làm quen, tìm hiểu rõ về những chi phí này chẳng hạn như International Ship and Port Facility Security Code (ISPS)
Vào những năm đầu thiên niên kỷ mới, đã có nhiều cuộc tấn công khủng bố ở các khu vực khác nhau trên thế giới dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng khiếp nhất và tiêu biểu nhất là vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 vào tòa tháp đôi (Trung tâm Thương mại Thế giới) ở Mỹ khiến hơn 3000 người chết và 600 người bị thương. Cho tới nay, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn thế giới.
Sự ra đời của ISPS (Bộ luật An ninh Bến cảng và Tàu Quốc tế) là một trong những nỗ lực của các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn khủng bố. ISPS là một tập hợp các quy định và khuyến nghị nhằm tăng cường bảo vệ hàng hải chống khủng bố nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của tàu, cảng, hàng hóa và thủy thủ đoàn. Bộ luật này được ban hành bởi IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) dựa trên một hội nghị được tổ chức tại London vào năm 2002 như một phần của Công ước An toàn Sinh mạng trên Biển (SOLAS).
ISPS được áp dụng cho:
- Tàu khách
- Tàu chở hàng tổng trọng tải 500 tấn trở lên
- Đơn vị khoan di động
- Các khu vực cảng đang phục vụ các đối tượng trên trong giao thông quốc tế.
Vai trò của ISPS
- Thực hiện các vai trò và trách nhiệm tương ứng của tất cả các bên liên quan, ở cấp độ toàn cầu và trong nước, để đảm bảo an ninh hàng hải
- Để trao đổi / chia sẻ thông tin liên quan đến an ninh
- Đảm bảo với chủ tàu rằng các biện pháp an ninh hàng hải đầy đủ và tương xứng được áp dụng cho tàu của họ
Trong khuôn khổ ISPS, các hãng tàu, cảng và nhà ga được yêu cầu bố trí các nhân viên / nhân viên an ninh phù hợp trên mỗi con tàu, trong mỗi bến cảng và mỗi hãng tàu để chuẩn bị và triển khai các kế hoạch an ninh.
Phụ phí ISPS – ISPS Surcharge
ISPS phải được triển khai để đảm bảo an toàn và bảo vệ tất cả bao gồm hàng hóa những người có liên quan. Đối với hãng tàu và cảng, đó là các loại phí phát sinh cho việc sử dụng nhân viên có trình độ và được đào tạo có khả năng thực hiện các biện pháp an ninh theo quy định.
Bên cạnh nguồn nhân lực, chi phí cho các kế hoạch và thiết bị được sử dụng để thực hiện ISPS và đảm bảo an toàn và an ninh cho thủy thủ đoàn và nhân viên trong cảng cũng là một gánh nặng không nhỏ. chính vì thế, các hãng tàu thu thêm loại phí này để bù đắp cho các chi phí nói trên.
Khách hàng có thể bị tính phí ISPS dưới dạng Carrier Security Fee và/hoặc Terminal Security Charge
- Carrier Security Fee: như tên của nó được hãng tàu/hãng vận chuyển thu chủ hàng để trang trải chi phí phát sinh của họ trong việc triển khai ISPS.
- Terminal Security Charge: như tên gọi của nó được cảng/nhà ga thu từ hãng tàu/hãng vận chuyển để trang trải chi phí phát sinh của họ trong việc triển khai mã ISPS tại cảng / nhà ga liên quan.
Thông thường, phí ISPS là một phần của báo giá cước và được yêu cầu thanh toán cùng với cước phí vận chuyển và do đó bất kỳ ai thanh toán cước (người gửi hàng hoặc người nhận hàng) cũng sẽ trả phụ phí ISPS.
Phí ISPS không cao. Tùy theo các cảng và nhà ga, đầu phí này có thể thay đổi một chút. Đây là khoản chi phí nhỏ nhưng bắt buộc khi xử lý một container hàng hóa. Cho nên, bạn cần tính đến nó khi tính toán tổng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Như vậy Vỹ Khang đã phân tích cho bạn một phụ phí thường thấy trong vận tải đường biển.
Bạn thấy loại phí này có quá cao không? Hãy để lại ý kiến của mình cho Vỹ Khang và mọi người cùng biết nhé!