Tàu container của Hãng tàu Hapag-Lloyd (Ảnh: The Sea Lad)
Hiện nay Hapag-Lloyd là hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới về quy mô vận chuyển, chỉ đứng sau 4 Hãng tàu Maersk, MSC, COSCO và CMA CGM trên bảng xếp hạng.
Thông tin chung về Hãng tàu Hapag-Lloyd
Kể từ khi sáp nhập, Hapag-Lloyd đã có những thay đổi cơ cấu nhất định, nổi bật là việc được mua lại và trở thành công ty con của Tập đoàn TUI, có trụ sở tại Hanover, Đức vào năm 1998.
Tiếp theo đó, Tập đoàn TUI lại bán phần lớn cổ phần của Hapag-Lloyd cho các nhà đầu tư cá nhân tại Hamburg vào năm 2009 và năm 2012.
Trong giai đoạn phân hóa trên, Hãng tàu Hapag-Lloyd cũng đồng thời mua lại CP Ships vào năm 2005, sáp nhập mảng kinh doanh container của hãng tàu CSAV vào năm 2014, và tiếp tục sáp nhập hãng tàu UASC (United Arab Shipping Company) vào năm 2017.
Hiện tại, cổ phiếu của công ty được sở hữu bởi một số nhà đầu tư công và tư, với CSAV sở hữu 30%, Kuehne Maritime sở hữu 29,6%, thành phố Hamburg sở hữu 13,9%, Qatar Holdings sở hữu 12,3% và sở hữu PIF 10,2%. Chỉ có 4% cổ phần của Hapag-Lloyd được trao đổi tự do trên thị trường.
Theo báo cáo của Hapag-Lloyd năm 2019, hãng có 12.996 nhân sự trên toàn cầu cùng với doanh số đạt khoảng 12,61 tỷ EUR.
Lịch sử hình thành của hãng tàu Hapag-Lloyd
Hamburg-American Line (HAPAG) được thành lập tại Hamburg. Vào năm 1912, HAPAG gây tiếng vang trên thị trường khi đưa vào hoạt động đội tàu “Big Three“, bao gồm Imperator, Vaterland và Majestic.
Tàu vận tải của Hãng tàu Hamburg-American Line (HAPAG)
Đây cũng là 3 tàu đầu tiên trên thế giới có khả năng chở trên 50.000 tấn và chiều dài hơn 900 feet. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần lớn đội tàu 175 chiếc của HAPAG đã bị xóa sổ, số còn lại (bao gồm Big Three) được chuyển giao cho phe Liên Minh.
Norddeutscher Lloyd (NDL) được thành lập vào năm 1857 tại Bremen, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa Bremen và New York, tập trung vào việc di cư đến Hoa Kỳ. Dịch vụ bắt đầu vào tháng 6 năm 1858 với tàu Bremen, một trong bốn tàu hơi nước đầu tiên của thế giới.
Tàu vận tải của Hãng tàu Norddeutscher Lloyd (NDL)
NDL cũng chịu thiệt hại nặng nề qua hai cuộc thế chiến, và chỉ thật sự trở lại hoạt động thương mại vào năm 1954.
HAPAG và NGL liên tục cạnh tranh cho đến khi thành lập liên doanh “Container Hapag-Lloyd” vào năm 1967, chia sẻ các khoản đầu tư khổng lồ liên quan đến việc đóng container cho cả hai đội tàu.
HAPAG và NGL cuối cùng đã hợp nhất vào ngày 1 tháng 9 năm 1970 với tên Hapag-Lloyd.
Vào năm 1972, Hãng hàng không Hapag-Lloyd Flug được thành lập để cung cấp dịch vụ thuê máy bay nguyên chuyến (Charter flight). Hapag-Lloyd Flug trở thành một phần của tập đoàn Preussag vào năm 1999.
Giai đoạn phát triển của hãng tàu Hapag-Lloyd
Vào tháng 8 năm 2005, Tập đoàn TUI mua lại hãng tàu CP Ships Limited bằng 2 tỷ USD tiền mặt. Đẩy TUI thành hãng tàu container có công suất chở lớn thứ 5 thế giới.
Vào cuối năm 2012, Hapag-Lloyd công bố muốn sáp nhập với “đồng hương” là Hãng tàu Hamburg Süd, nhưng thỏa thuận giữa hai bên không đem lại được kết quả. Đến tháng 4 năm 2017, Hãng tàu Maersk Line mua lại Hamburg Süd bằng 3,7 tỷ Euro tiền mặt.
Sự sáp nhập giữa Hãng tàu container Hapag-Lloyd và Hamburg Süd không thành công
Vào năm 2014, Hapag-Lloyd tiếp quản mảng kinh doanh container CSAV của Chile, đẩy công suất của Hapag-Lloyd lên thứ 4 thế giới vào năm đó.
Vào năm 2017, Hapag-Lloyd sáp nhập với Hãng tàu UASC của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (Hãng tàu lớn thứ 10 trên thế giới với 56 tàu vận tải).
Dịch vụ của hãng tàu Hapag-Lloyd
Hapag-Lloyd vận chuyển container trên đa số tuyến đường thương mại lớn trên thế giới, tự hào nắm thị trường lớn ở các khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông, xuyên Đại Tây Dương và xuyên Thái Bình Dương.
Tính đến tháng 3 năm 2019, Đội tàu của Hapag-Lloyd bao gồm tổng cộng 235 tàu container.
Hapag-Lloyd hiện là thành viên lớn nhất của liên minh THE Alliance, được thành lập vào tháng 4 năm 2017, bao gồm các Hãng tàu Yang Ming của Đài Loan và Hãng tàu ONE (Ocean Network Express) của Nhật Bản.
Liên hệ Hapag-Lloyd tại Việt Nam
Trụ sở chính của Hapag-Lloyd đặt tại TP. Hồ Chí Minh, cùng với các văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Hải Phòng. Vinatrans hiện là đại lý của Hapag-Lloyd tại Đà Nẵng và Qui Nhơn.
Hapag-Lloyd Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 16 VINCOM CENTER – Số 72 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1.
Điện thoại: +84 8 39155300
Hapag-Lloyd Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 19 VCCI TOWER – Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa.
Điện thoại: +84 24 39366206
Hapag-Lloyd Hải Phòng
Địa chỉ: Phòng 708 TD BUSINESS CENTER BUILDING – Số 20 Lê Hồng Phong, Ngô Quyền.
Điện thoại: +84 225 3741248
Hapag-Lloyd Đà Nẵng
Địa chỉ: VINATRANS – 140 Trưng Nữ Vương, Hải Châu.
Điện thoại: +84 511897774
Hapag-Lloyd Qui Nhơn
Địa chỉ: VINALINK – 202 Hoàng Quốc Việt.
Điện thoại: +84 56 3824885
Tham khảo:
1 – Hapag-Lloyd Annual Report 2019
2 – Hapag-Lloyd AG https://www.hapag-lloyd.com/en/ir/company/key-figures.html#tabnav
3 – Kludas, Arnold (1991). Die Seeschiffe des Norddeutschen Lloyd 1857 bis 1919, Vol. 1. Herford. p. 10.
4 – Drechsel, Erwin (1994). Norddeutscher Lloyd Bremen 1857-1970. History, Fleet, Ship Mails, Vol. I. Vancouver. p. 410.
5 – Hapag-Lloyd Investor Presentation