FOB là gì?

FOB là tên của một điều khoản giao hàng trong Incoterms (International Commerce Terms). FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là ” Giao lên tàu”. Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay “FOB Hải Phòng”. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

Điểm chuyển giao rủi ro trong FOB: Mạn Lan can tàu ở cảng xếp.

Trên hóa đơn chứng từ, giá FOB được ghi kèm với tên cảng xếp hàng

Công thức tính giá FOB

Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước sở tại của người bán. Và được tính theo công thức dưới đây.

Giá FOB = chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng gửi hàng + xếp hàng hóa lên tàu vận chuyển +  chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.

Hay chi tiết hơn: 

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Lưu ý: Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển.

Trách nhiệm của các bên khi áp dụng điều kiện FOB

Trong hợp đồng giá FOB sẽ nêu rõ nghĩa vụ của bên bán và bên mua, từ đó 2 bên có thể dự tính được chi phí khi mua/ bán theo điều kiện FOB và thỏa thuận về giá bán hàng hóa phù hợp.

Người bán Người mua
– Chuyển hàng lên tàu tại cảng được quy định.– Chịu mọi chi phí và các rủi ro trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. 

– Làm thủ tục xuất khẩu và đóng thuế.

– Chuyển giao tất cả các hóa đơn thương mại và chứng từ có liên quan.

– Thông báo hàng đã xếp lên tàu cho người mua.

– Thanh toán tiền hàng cho bên bán.– Chịu mọi tổn thất và rủi ro sau khi hàng đã được xếp lên tàu. 

– Chịu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

– Mua bảo hiểm cho hàng hóa,

– Làm thủ tục nhập khẩu và trả thuế.

Phân biệt FOB và CIF

Giống nhau:

+ FOB và CIF đều là các điều khoản trong Incoterms.

+ Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa 2 bên mua và bán.

+ Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, tỏng khi người mua làm thủ tục nhập khẩu.

Khác nhau:

+ FOB được khai báo cùng tên cảng xếp hàng trong khi CIF được khai báo cùng cảng đích.

+ FOB giao hàng lên tàu, trong khi CIF quy định về tiền hành, cươc phí và bảo hiểm.

+ FOB quy định người bán không có nghĩa vụ book tàu, mà người mua phải book tàu. CIF quy định người bán sẽ tìm đơn vị vận chuyển.

+ Điểm chuyển giao chi phí của FOB là cảng xếp. Còn đối với CIF là cảng dỡ.

Các thuật ngữ liên quan

FCA Incoterms 2020

Điểm khác biệt giữa Incoterms 2020 và Incoterms 2010

DDP Incoterms 2020

DPU Incoterms 2020

EXW Incoterms 2020

DAP Incoterms 2020

CIP Incoterms 2020

 

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *