MỤC ĐÍCH CỦA MSDS LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN MSDS

Không đơn giản MSDS được ban hành ra chỉ để đáp ứng đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng hay đáp ứng điều kiện cần của việc vận chuyển thông qua đường hàng không. Như vậy mục đích sau cuối của MSDS  là gì? Liệu phải chăng chỉ dừng lại ở đó hay còn nhiều hơn nữa những thông tin ẩn trong MSDS. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mục đích của MSDS.

Một bảng MSDS giúp:

Việc dựa vào MSDS sẽ giúp đưa ra được giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp. Điều này giữ vai trò khá quan trọng không chỉ trong khâu di chuyển mà còn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa. Nhất là khi gặp phải những sự cố bất ngờ, việc xử lý cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cung cấp cảnh bảo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/hóa chất khi bạn không tuân thủ các khuyến nghị, hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.
Cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.
Cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và các đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
Khi nào cần msds:

Bạn cần phiếu an toàn hóa chất MSDS khi vận chuyển hàng hóa, hóa chất thuộc diện nguy hiểm thì bất buộc phải có MSDS thì bên vận chuyển mới cho phép vận chuyển, nếu không có phiếu an toàn hóa chất này thì bên vận chuyển có quyền từ chối không vận chuyển hàng của bạn.

AI LÀ NGƯỜI LÀM MSDS VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN RA SAO

Thông thường MSDS sẽ được cung cấp bởi người bán hoặc nhà cung cấp sản phẩm, có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân, … cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Về trách nhiệm của các bên liên quan:

Các nhà cung cấp:

Thông thường, giấy chứng nhận MSDS sẽ yêu cầu có dấu của công ty sản xuất hoặc công ty hiện đang phân phối sản phẩm đó. Trong trường hợp thông tin trên giấy chứng nhận không chính xác hoặc giả mạo, công ty sẽ chịu xử phạt theo quy định của Pháp luật. Mức độ nhẹ có thể tịch thu, thu giữ lô hàng hay nặng hơn lô hàng có thể bị tiêu hủy. Ngoài ra, bên nhà cung cấp còn phải có trách nhiệm như sau :

Đảm bảo đầy đủ MSDS cho từng sản phẩm được nhập khẩu hoặc bán để sử dụng trong nơi làm việc
Đảm bảo MSDS không quá ba năm trước ngày bán hoặc nhập khẩu và có sẵn bằng cả hai ngôn ngữ chính thức
Đảm bảo người mua sản phẩm có bản sao MSDS hiện tại tại thời điểm trước khi người mua nhận được sản phẩm.
Cung cấp mọi thông tin (kể cả những thông tin được coi là bí mật thương mại) cho bất kỳ bác sĩ hoặc y tá nào yêu cầu thông tin cho mục đích chẩn đoán, điều trị y tế.

Tổ chức sử dụng:

Đảm bảo rằng MSDS của nhà cung cấp được lấy từ nhà sản xuất
Đánh giá bảng MSDS nhận được để xác định ngày sản xuất.
Đảm bảo bảng MSDS được cập nhật không quá 3 năm kể từ ngày hiện tại.
Luôn cập nhật MSDS:
Không muộn hơn 90 ngày đối với thông tin nguy hiểm mới
Đảm bảo tất cả các bảng MSDS cần thiết đều có một bảng sao tại nơi làm việc.
Đảm bảo rằng nhân viên làm việc với sản phẩm phải hiểu rõ được nội dung yêu cầu trên MSDS, mục đích và ý nghĩa của thông tin chứa trong đó.
Đảm bảo hướng dẫn đầy đủ cho nhân viên về quy trình sử dụng, lưu trữ an toàn, xử lý sản phẩm, các phương án xử lí trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Cung cấp mọi thông tin bao gồm cả những thông tin được coi là bí mật thương mại cho bác sĩ hoặc y tá yêu cầu thông tin cho mục đích chẩn đoán, điều trị y tế
Chủ sử dụng lao động có thể tạo các bảng dữ liệu để cung cấp thêm thông tin hoặc thay đổi định dạng MSDS miễn là không ít hơn thông tin được cung cấp bởi MSDS của nhà sản xuất.

Người lao động:

Phải biết đôi chút về bảng an toàn hóa chất.
Theo dõi công việc an toàn hoặc các biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn của chủ lao động
Biết vị trí của các bảng MSDS và cách tìm thông tin thích hợp về an toàn trong sử dụng và biện pháp sơ cứu.

Nguồn: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *