Master bill là gì, House Bill là gì?

Công ty A (Consignee) ở Việt Nam kí hợp đồng mua 1 lô hàng máy phát điện đóng trong 1 container của công ty B (Shipper) ở Shanghai với điều kiện Incoterm EXW (EX Work).

A có đại lý vận chuyển( forwarder) tại Việt Nam là Vỹ Khang, ủy quyền cho Vỹ Khang vận chuyển lô hàng này, Vỹ Khang lại có đối tác (agent) bên HongKong là AGS Logistics.

Rõ ràng theo điều kiện EXW nhưng bên Vỹ Khang sẽ không sang Shanghai và pick up hàng được, lúc này Vỹ Khang sẽ yêu cầu agent là AGS Logistics thực hiện thay mình, đến địa chỉ kho của shipper để lấy hàng và vận chuyển về VN thay cho Vỹ Khang.
Khi nhận hàng từ shipper, AGS Logistic ngay lập tức phát hành 1 vận đơn mà ở trên vận đơn đó ghi :
Shipper: B
Consignee: A
Vận đơn này được gọi là House bill of lading hay gọi tắt là House Bill (ký hiệu HBL)
Thực tế là AGS Logistics cũng không có tàu để có thể vận chuyển từ cảng Shanghai về cảng Hải Phòng, họ phải book tàu qua 1 hãng tàu (Carrier) là ONE.
Như vậy hãng tàu ONE mới chính là người chính thức vận chuyển trên biển. Khi nhận hàng từ AGS Logistics, hãng tàu ONE sẽ phát hành 1 vận đơn khác ghi:
Shipper: AGS logistics
Consignee: Vỹ Khang
(Lúc này, hãng tàu sẽ không biết real shipper và consignee là ai )
Vận đơn này gọi là Master Bill of Lading hạy gọi tắt là Master bill (ký hiệu MBL)

Như vậy tổng kết lại:

Master Bill:

Là vận đơn do người chuyên chở cấp (bên sở hữu phương tiện vận chuyển). Trên vận đơn thường sẽ ghi người gửi hàng là đại lý giao nhận tại cảng gửi và người nhận là đại lý giao nhận tại cảng đến. Vận đơn này chỉ điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên chở và người giao nhận ( ví dụ giữa hàng tàu và các forwarder)
Trong nhiều trường hợp, trên master bill do hãng tàu cấp vẫn ghi người nhận hàng và người gửi hàng thực tế, đó là do thỏa thuận của khách hàng và forwarder, yêu cầu đứng trực tiếp trên master bill, không issue house bill.

House Bill:

Là vận đơn thứ cấp do người giao nhận (forwarder) cấp cho người gửi hàng trong trường hợp khách hàng không yêu cầu lấy bill trực tiếp của hãng tàu.

Trên vận đơn HBL sẽ ghi người gửi hàng và nhận hàng thực sự.

Một lô hàng có thể có rất nhiều tầng HBL, nếu lô hàng đó được mua qua bán lại giữa nhiều bên forwarder với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *