Vận đơn đường biển có nhiều cách phân loại. Việc phân ra Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) giúp cho việc quản lý hàng dễ dàng, tuy nhiên cũng có vài nhầm lẫn. Bài viết này mình sẽ so sánh giống nhau và khác nhau giữa Master Bill và House Bill. Như chúng ta đã biết Master Bill chỉ có người sở hữu tàu, hãng tàu mới được quyền cấp Master Bill. Còn House Bill là do Forwader cấp cho shipper (chủ hàng).

Trong bài viết sẽ đưa ra ví dụ cụ thể trong trường hợp làm Master Bill và House Bill để thấy được sự khác nhau rõ ràng hơn. Sau khi nhìn vào các mẫu vận đơn bạn sẽ phân biệt được Master Bill và House Bill một cách dễ dàng, không còn nhầm lẫn nữa. Mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Tìm hiểu về Master Bill và House Bill

Trong vận chuyển hàng hoá đường biển và đường hàng không. Vận đơn đều chia ra Master và House. Việc phân chia này là do đặc thù ngành vận tải có nhiều đơn vị tham gia, có nhiều công ty trung gian làm dịch vụ vận chuyển.

Master Bill (MBL) là gì

Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…

– Khi bạn liên hệ qua đại lý (Forwarder): Bạn trả mọi chi phí cho Forwarder, nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.

Ví dụ đây là Bill Gốc (Original) của hãng tàu KMTC, Bill này do hãng tàu KMTC phát hành cho shipper là người xuất khẩu tại Trung Quốc, trên Bill có logo hãng tàu.

 

Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee

– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).

– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).

Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent.

Hosue Bill (HBL) là gì

House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.

Như vậy về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.

Ví dụ, Đây là Bill Gốc (Original) của công ty trung gian (forwarder) Transocean phát hành, công ty này không có tàu. Transocean book tàu của một hãng tàu nào đó (không thể hiện trên bill), sau đó cấp cho khách hàng Shipper một House Bill của mình.

 

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill

Giống nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

Đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Khác nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

– Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa bill gốc thì làm House Bill (HBL) dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill (MBL). Do làm House Bill thì bill gốc do forwarding cấp cho shipper, bill này forwarding làm theo mẫu của mình, in hình logo công ty forwarding do đó chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Giống như đây là chuyện nội bộ của công ty forwarding với khách hàng của mình.

– Xét về rủi ro cho người chủ hàng (Shipper thật) thì làm House bill rủi ro nhiều hơn làm Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, làm Master Bill người gởi hàng Shipper có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Còn làm House Bill khi xảy ra rủi ro, bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến forwarding kiện, các công ty forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.

 

 

 

Master Bill (MBL) là điều chỉnh mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (có thể là công ty forwarder hoặc người xuất khẩu thực tế). Trong khi House Bill (HBL) chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).

– Khi phát hành vận đơn Master bill (MBL) sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn House Bill (HBL) thì không.

– Hình thức: Master Bill có hình logo hãng tàu, còn House Bill in logo của công ty forwarder.

– Master bill chỉ có 1 dấu và 1 chữ ký còn House Bill có thể có 2 dấu, 2 chữ ký (chữ ký và dấu của người gom hàng và của người vận chuyển).

– Trên Master Bill (MBL) ghi cảng đến (Port) còn trên House Bill ghi nơi nhận hàng (có thể là kho bãi của công ty forwarder)

Ví dụ về Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Mình cùng xem xét 1 ví dụ nhé. Người gởi hàng shiper A gởi hàng cho Consignee A’, Chủ hàng book tàu qua công ty Forwarder B vận chuyển hàng đến Shanghai đi hãng tàu Maersk Line, công ty B có đại lý Forwarding Agent C tại Shanghai.

Làm Master bill : Chủ hàng thực tế Real Shipper A sẽ nói với công ty Forwarder B book tàu đi Shanghai, yêu cầu lấy Bill Gốc do hãng tàu phát hành ghi người gởi Shipper là A, người nhận consignee là A’ (người nhận hàng thực tế). Hàng đến Shanghai thì hãng tàu Maersk tại Shanghai sẽ gởi thông báo hàng đến D/O cho người nhận hàng thực tế A’ ra nhận hàng ( giả sử A’ cũng là Notify Party). Rõ ràng trên Bill gốc của hãng tàu công ty forwarder B không xuất hiện, B chỉ là người thay mặt chủ hàng real shipper A book tàu. Master bill thì không cần đến đại lý của công ty forwarding Agent C

Làm House bill : Chủ hàng Shipper A nói với công ty forwarder B book tàu đi Shanghai, B book tàu qua hãng tàu Maersk Line, lúc này Maersk cấp cho công ty forwarder B 1 bill gốc Master Bill (bill gốc hãng tàu ) ghi tên người gởi shipper là B người nhận consignee là đại l ý của mình Forwarder Agent C, thực sự quá trình này giống làm Master Bill. Lúc này công ty Forwarder B sẽ làm 1 Bill Gốc House Bill (HBL), bill gốc do Forwarder B phát hành, làm theo form của B và cấp cho chủ hàng A trên vận đơn gốc House Bill này ghi shipper A, consignee là A’, đây là quá trình House Bill xuất hiện. Như vậy khi đại lý Forwarding Agent C được hãng tàu Maersk Line thông báo hàng đã tới, thì C sẽ thông báo lại cho người nhận hàng thực tế Consignee A’ ra nhận hàng.

Kết Luận

Việc phân biệt ra Master Bill (HBL) và House Bill (HBL) để dễ quản lý hàng hoá và biết được mối quan hệ giữ chủ hàng (Shipper) và người vận chuyển thực tế (hãng tàu). Làm Master Bill là mối quan hệ thực tế của hãng tàu và chủ hàng thực hoặc chủ hàng là Forwarder. Làm House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thật Shipper và đơn vị trung gian vận chuyển (Forwarder).

Master Bill và House Bill vẫn có những đặc điểm giống nhau khi làm các loại vận đơn như có thể làm: Bill Gốc (Origianl Bill), Surrendered Bill hay Seaway Bill.

Tuy nhiên giữa Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) có những đặc điểm khác nhau và không thể thay thế được, chẳng hạn MBL chịu tác động của quy tắc vận tải đường biển Hague, Hamburg.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *