Vận chuyển container quốc tế

Giá cước vận tải container trên các tuyến chính tiếp tục ở mức cao trong tuần vừa qua, mặc dù có một vài tuyến bắt đầu giảm giá.

Chỉ số Freightos Baltic Index (FBX) hôm thứ Sáu tuần rồi cho thấy giá cước giao ngay cho tuyến từ châu Á đến bờ đông nước Mỹ giảm xuống còn 7.358 USD/40ft, giảm từ mức 7.477 USD/40ft vào tuần trước đó.

Và các chủ hàng trên tuyến xuyên Đại Tây Dương đã thấy giá cước giao ngay trên tuyến vận chuyển từ Bắc Âu đếu bờ đông nước Mỹ (đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 4), giảm xuống còn 4.076 USD/40ft, từ mức 4.274 USD vào tuần trước đó.

Trong khi đó, trên tuyến vận chuyển xuyên Thái Bình Dương từ châu Á đến bờ Tây nước Mỹ có giá cước giao ngay FBX đi ngang, ở mức 5.379 USD/40ft.

Tuy nhiên, đối với các chủ hàng châu Âu và các công ty giao nhận trên các tuyến xuất từ châu Á, đó tiếp tục là một tuần đau đớn khác.

Giá cước giao ngay FBX tuyến Châu Á-Bắc Âu tăng 9,1%, lên mức 9,871 USD/40ft, trong khi đó, tuyến Châu Á-Địa Trung Hải tăng 6,1%, lên 10,214 USD/40ft.

Trong khi đó, chỉ số WCI (World Container Index) của Drewry cho tuyến Thượng Hải – Rotterdam đứng ở mức 10.174 USD/40ft, tăng 3% so với tuần trước đó.

Trên thực tế, nhiều khách hàng đang phải trả nhiều hơn mức giá này, vì các hãng tàu còn thu thêm các khoản phí khác như đảm bảo có chỗ, có thể lên tới 1.000 USD/container.

“Giá thực tế cho một container cao 40ft (40ft high-cube) từ Trung Quốc đến Vương quốc Anh hiện nay lên đến 13,000- 14,000 USD và tôi nghĩ có khả năng là sẽ tăng lên mức 15,000 USD”, một công ty giao nhận ở Anh nói với The Loadstar trong tuần rồi.

“Giá cước quá cao,” ông nói thêm. “Chúng tôi hiện đang chứng kiến ​​các chủ hàng hủy các đơn đặt hàng vì giá cước làm giảm biên lợi nhuận của họ, và tình hình đã trở nên thực sự đáng lo ngại, bởi vì tôi nghĩ điều này sẽ dẫn đến thất bại cho kinh doanh và gây ra nhiều đau đớn cho nền kinh tế nói chung.”

Giá cước trên tuyến xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương tương đối bình lặng trong tuần qua, nhưng tuần này dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​một đợt tăng giá chung (GRI) mới trên các tuyến đó và giá cước giao ngay có thể tiếp tục tăng thêm một lần nữa.

Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Xeneta, Patrik Berglund lưu ý: “Sau nhiều năm biến động bất ổn, các hãng tàu quyết tâm nắm bắt cơ hội hiện tại, tận dụng để khai thác nhu cầu tiêu dùng khổng lồ và tăng cường bán giá cước trực tuyến (online) với các động thái chiến lược mới.

“Ví dụ: Hapag-Lloyd hiện lên kế hoạch áp phụ phí tăng giá chung GRI 3.000 USD/40ft trên các cảng từ khu vực Viễn Đông đến Hoa Kỳ từ giữa tháng 6, cùng với các nguyên tắc cơ bản rất có lợi cho họ, rất có thể họ sẽ đạt được mức tăng giá mới khi triển khai.”

Tương tự, các chủ hàng trên tuyến xuyên Đại Tây Dương đang chuẩn bị phụ phí tăng giá chung (GRI) mới và/hoặc phụ phí mùa cao điểm (peak season surcharge), dao động từ 500-2.500 USD mỗi TEU (đơn vị tính container loại 20ft).

Ông Berglund nói: Giá cước giao ngay cao tiếp tục có tác động mạnh đến các chủ hàng và công ty giao nhận đang tìm kiếm các hợp đồng dài hạn.

“Việc thiếu thiết bị và sự phân tán liên tục của virus Corona, cộng thêm vào các yếu tố không lường trước được như việc tắc nghẽn kênh đào Suez, đã siết chặt chuỗi cung ứng, đẩy công suất đến điểm bị phá vỡ.

“Điều này khiến các chủ hàng căng thẳng phải đối mặt với các cuộc đàm phán ngày càng phiến diện và ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết, hàng hóa khả năng bị rớt lại và các thỏa thuận bị phá vỡ khi các hãng tàu tận dụng giá cước giao ngay để sinh lợi lớn.

Ông nói: “Với việc các hãng vận tải đang hủy các chuyến tàu để quản lý công suất, trong khi nhu cầu tiếp tục cao và lượng hàng tồn kho bán lẻ giảm, nên giá cước rất khó có thể giảm trong ngắn hạn,” ông nói.