Bạn là doanh nghiệp sản xuất, thương mại có nhu cầu mở rộng thị trường vào Mỹ (Hoa Kỳ) ? Sản phẩm, hàng hóa bạn đang kinh doanh là thực phẩm, dược phẩm ? Vậy điều đầu tiên bạn cần đăng kí làm Giấy chứng nhận FDA (Food and Drug Administration) thì mới đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường lớn bậc nhất thế giới này.

Mỹ (Hoa Kỳ) là quốc gia phát triển nhất thế giới, với nhiều tiêu chuẩn cao áp dụng cho hàng hóa. Trong đó, tiêu chuẩn FDA được áp dụng cho thực phẩm, sản phẩm y tế. Tuy nhiên, với các nhà xuất khẩu đi Mỹ lần đầu, sẽ có nhiều vướng mắc về loại giấy chứng nhận này:

– Giấy chứng nhận FDA là gì ?

– Đăng kí giấy chứng nhận FDA như nào ? Làm ở đâu ?

– Tiêu chuẩn FDA được áp dụng cho những mặt hàng nào ?

– Mẫu giấy chứng nhận FDA như nào ?

Khái niệm giấy chứng nhận FDA và vai trò của giấy chứng nhận FDA

Giấy chứng nhận FDA là gì ?

Khi một doanh nghiệp bất kì hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, đóng gói các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, dược phẩm muốn bán hàng vào Mỹ đều phải đăng kí số cơ sở của mình với FDA-Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ). Và hàng hóa liên quan muốn được vận chuyển và thông quan vào Mỹ đều phải có giấy chứng nhận là đã đạt tiêu chuẩn FDA. Mỗi giấy chứng nhận chỉ cấp riêng cho từng loại sản phẩm, không giới hạn về số lượng hay khối lượng.

Những hàng hóa thường bắt buộc phải có Giấy chứng nhận FDA khi nhập khẩu vào Mỹ là: thực phẩm, sản phẩm y tế (như thuốc, thiết bị và các sản phẩm sinh học), các sản phẩm điện tử phát ra bức xạ, thức ăn chăn nuôi, thuốc lá và mỹ phẩm. Mỗi sản phẩm tuân theo các quy định cụ thể và phải được tìm hiểu kĩ trước khi được nhập khẩu vào Mỹ. Bạn có thể tìm hiểu về quy định áp dụng cho mỗi mặt hàng tại website của FDA.

Vai trò của giấy chứng nhận FDA

Tiêu chuẩn FDA được đặt ra với mục đích là đảm bảo lợi ích bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Mỹ. Theo đó, không có sự khác biệt về tiêu chuẩn giữa hàng hóa thực phẩm, sản phẩm y tế nhập khẩu và sản xuất nội địa Mỹ. Đối với hàng hóa nhập khẩu, nếu không đạt tiêu chuẩn hoặc vi phạm đạo luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm liên bang đều bị tự chối không được vận chuyển vào Mỹ.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này đặt gia một phần nào đó giúp bảo vệ nền sản xuất và việc làm của Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm y tế của đất nước xứ cờ hoa ngày càng nhiều, với tốc độ tăng trường trung bình từ 5-10% trong suốt thập kỉ qua. Và đang có xu hướng tiếp tục tăng.

Những trường hợp nào sẽ bị từ chối không được cấp chứng nhận FDA ?

Theo quy định của FDA, có 2 loại nhập khẩu vào Mỹ (Hoa Kỳ) là hoàng hóa nhập khẩu vì mục đích thương mại và hàng hóa nhập khẩu vì mục đích sử dụng cá nhân. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa có thể sẽ bị giữ lại nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn của FDA, và không được phân phối thương mại vào thị trường Mỹ. Ví dụ như:

– Hàng hóa bị pha trộn, không an toàn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn áp dụng

– Hàng hóa ghi sai nhãn (nhãn mác thể hiện thông tin không chính xác) hoặc sản phẩm chưa được đăng kí theo yêu cầu

– Hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm hạn chế tiêu thụ tại thị trường Mỹ (USA)

Mọi hàng hóa bị từ chối vào Mỹ đều phải được tiêu hủy hoặc xuất khẩu trở lại trong vòng 90 ngày theo quy định hiện hành của Mỹ.

Đăng ký FDA cho hàng xuất nhập khẩu vào Mỹ như nào ?

Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) yêu cầu mọi nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu phải tiến hành đăng kí và cung cấp thông tin cần thiết qua internet. Đăng kí FDA được chia thành 2 bước: thanh toán phí đăng kí hàng năm (annual registration user fee) và hoàn thành quy trình đăng kí theo yêu cầu (registration process).

Mọi quy trình đăng ký FDA được thực hiện qua hệ thống FURLS với các bước như sau:

Bước 1: Thanh toán phí đang kí hàng năm theo đường link sau: https://userfees.fda.gov/OA_HTML/furls.jsp

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống FURLS tại địa chỉ https://www.access.fda.gov/oaa/ .

Bước 3: Đăng ký các thông tin của bạn (nhà sản xuất, đơn vị vận hành hay nhà phân phối)

Bước 4: Điền đầy đủ thông tin về cơ sở vật chất của người đăng kí. Nếu người đăng kí là nhà sản xuất, thì phải khai báo toàn bộ thiết bị, sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở vật chất cần đăng kí. Nếu là nhà nhập khẩu phân phối, cần liệt kê toàn bộ nhà sản xuất mà họ sẽ mua hàng và phân phối vào thị trường Mỹ.

Bước 5: Hoàn thành đăng kí bằng cách điền số PIN/PCN đã nhận được sau khi thanh toán khoản phí đăng kí ở bước 1.

Sau khi đăng kí thành công, hàng năm bạn cần tiến hành update, bổ sung các thông tin cần thiết với quy trình gần tương tự.

Vận chuyển, gửi hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi Mỹ

Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia thặng dư thương mại với Mỹ. Với đà phát triển đó, cùng với những chuyển biến không ngừng của thị trường về việc thay đổi hệ thống chuỗi cung ứng, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ ngày càng tăng cao.

Đối với tuyến vận tải giữa Mỹ và Việt Nam, Vỹ Khang là đại lý vận chuyển hàng đầu về đường biển. Kết hợp với hệ thống kho bãi hiện đại, chúng tôi cung cấp các giải pháp vận tải đa phương thức, đem đến hiệu quả tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ ngay: 0944.284.082 để nhận được báo giá tốt nhất hàng đi Mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *