Wan Hai Lines (Hãng tàu Wanhai)

Tàu container của hãng tàu WanHai

Hãng tàu Wan Hai Lines đang tăng giá cước trên các tuyến Đài Loan-Việt Nam trong thời điểm hãng vận tải nội Á của Đài Loan tăng cường mở rộng tại thị trường Việt Nam với hai dịch vụ mới bắt đầu từ ngày 2 tháng 5.

Do nhu cầu tăng cao trong bối cảnh sức tải và thiết bị container bị khan hiếm, mức tăng sẽ là  50 USD/TEU, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 5. Cước phí vận chuyển container 40ft dự kiến ​​sau đó là khoảng 1.000 USD.

Wan Hai khai trương dịch vụ hàng tuần kết nối Nam Trung Quốc, Việt Nam và miền Tây Ấn Độ và dịch vụ còn lại là tuyến Đài Loan-Việt Nam-Thái Lan hàng tuần. Hãng cũng sẽ nhận thêm 10 tàu mới vào năm 2021.

Wan Hai cho biết, “Chúng tôi muốn tăng cường mở rộng dịch vụ ở thị trường Đông Nam Á và cung cấp cho khách hàng thời gian vận chuyển tốt hơn và dịch vụ vận chuyển thuận tiện hơn”.

Dịch vụ CI8 (China-Western India 8), Wan Hai triển khai bốn tàu với kích cỡ từ 1.700TEU đến 3.000TEU. Hải trình dịch vụ CI8 là Nansha – Cái Mép – Port Klang – Nhava Sheva – Colombo – Port Klang – Đà Nẵng – Hải Phòng và Hong Kong / Qinzhou.

Dịch vụ này sẽ bắt đầu với một tàu thuê, 1.740TEU Hansa Rendsburg, khởi hành từ Nansha vào ngày 2 tháng Năm.

Dịch vụ CI8 sẽ cho phép Wan Hai cung cấp cho các chủ hàng kết nối trực tiếp giữa Việt Nam và miền Tây Ấn Độ. Hãng tàu Đài Loan cũng sẽ khai trương một dịch vụ hàng tuần khác kết nối giữa Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, tăng cường thêm cho ba dịch vụ Trung Quốc-Tây Ấn Độ hiện có của hãng.

Vào ngày 2 tháng 5, Wan Hai cũng khai trương dịch vụ Đài Loan – Thái Lan – Việt Nam (TVT2), sử dụng hai tàu 1.050TEU.

Hải trình của dịch vụ TVT2Đài Bắc (Taipei) – Cao Hùng (Kaohsiung) – Laem Chabang – Hồ Chí Minh – Cao Hùng – Đài Bắc.

Thị trường Việt Nam đang tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu bằng container hơn, dẫn đến một số hãng vận tải mở rộng các kết nối Đông Nam Á của họ đến thị trường này. Sản lượng giữa Đông Á và Đông Nam Á tăng sau khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà sản xuất chuyển một số hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam.

Nguồn:  (Theo Wan Hai / Container News)