Khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ (LCL) để tối ưu chi phí vận chuyển cho mình.

1. LCL là gì?

LCL viết tắt của từ Less-than-container load hay còn gọi là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép / là lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container hàng hóa.

Trước đây, từ LCL được viết tắc từ cụm từ “less than (railway) car load”, được sử dụng trong vận chuyển đường sắt; thuật ngữ LCL với ý nghĩa là nhiều chủ hàng khác nhau có số lượng hàng hóa nhỏ được kết hợp lại với nhau để vận chuyển trong cùng một toa xe lửa để có hiệu quả hơn.

Vận chuyển hàng lẻ LCL là được định nghĩa là một lô hàng không đủ hiệu quả để lấp đầy một container để vận chuyển. Nó được gom, nhóm với các lô hàng khác với cùng một điểm đến trong một container tại một kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station).

Vì vậy, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận chuyển cho mình.

2. Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển như thế nào?

  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển: 

Đối với các Chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có số lượng hàng hóa nhỏ, không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn.

Đối với các Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) với khối lượng hàng nhỏ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong một container, thì có thể đặt chỗ lại (co-loading) qua một công ty giao nhận khác (được gọi là Master Consol hay Master Consolidator) trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Với dịch vụ hàng lẻ LCL, các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian mà họ sử dụng trong một container mà thôi, đây được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ này.

  • Tiết kiệm thời gian: 

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. Chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

  • Tiết kiệm chi phí lưu kho: 

Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ làm phát sinh chi phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho.

3. Đặc điểm của vận chuyển hàng lẻ LCL là gì?

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL, hàng ghép, hàng consol có các đặc điểm như sau:

– Chủ hàng chịu chi phí vận chuyển hàng lẻ đến địa điểm đóng hàng lẻ vào container, thường là một kho khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station)

– Chủ hàng cung cấp những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa và nhận vận đơn “House Bill of Lading” của công ty giao nhận phát hành.

– Vận chuyển hàng lẻ là dịch vụ vận chuyển kết hợp giữa hai phương thức vận chuyển FCL (Full Container Load) và LCL (Less-than-container load), đó có thể là:

  • Gửi nguyên container, giao lẻ (FCL/LCL);
  • Gửi lẻ, giao nguyên container (LCL/FCL)

 

4. Sự khác nhau giữa hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL)

 

Hàng lẻ (LCL)

Hàng nguyên container (FCL)

– LCL viết tắt của từ Less than container load

– Là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gởi hàng có 1 kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container sẽ tiết kiệm nhất cho chủ hàng.

– Người kinh danh đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng được gọi là consolidator.

– Đa dạng các mặt hàng khác nhau

– Khác với FCL, người gửi hàng LCL phải có trách nhiệm đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng khỏi container.

– Chủ hàng nhận vận đơn “House Bill of Lading” (House B/L) của công ty gom hàng lẻ (consolidator) phát hành.

– Hàng lẻ được đưa vào kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station) để tập hợp lại để đóng ghép hàng.

– Vận chuyển hàng lẻ là dịch vụ vận chuyển kết hợp giữa hai phương thức vận chuyển FCL (Full Container Load) và LCL Less-than-container load), đó có thể là: 1) gửi nguyên container, giao lẻ (FCL/LCL); 2) gửi lẻ, giao nguyên container (LCL/FCL)

 

– FCL viết tắt của từ Full container load

– Là dịch vụ vận chuyển nguyên container.

– Hàng hóa trong container là của một chủ hàng

– Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.

– Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

– Chủ hàng có thể nhận vận đơn “Master Bill of Lading” (Master B/L) từ Hãng tàu hoặc vận đơn “House Bill of Lading” (House B/L) của công ty giao nhận phát hành.

– Không đưa vào kho CFS

–  Phương thức vận chuyển: gửi nguyên container, giao nguyên container (FCL/FCL)

 

 

 

 

 

 

 

5. Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL như thế nào?

5.1. Quy trình nhập hàng lẻ LCL gồm các bước như sau:

Bước 1. Ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thương lượng và đồng ý với nhau các điều khoản trên hợp đồng như chủng loại/quy cách hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, điều kiện Incoterm được áp dụng, ngày xếp hàng…

Bước 2. Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu có)

Nhà nhập khẩu tiến hành xin giấy phép nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc nhóm hàng nhập khẩu có điều kiện phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép. Nếu hàng hóa nhập khẩu không cần xin giấy phép thì bỏ qua bước này.

Bước 3. Thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu tiến hành đặt cọc hoặc thanh toán tiền theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết trước đó, sau khi đã xin được đầy đủ giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Bước 4. Xác nhận giao hàng và kiểm tra bộ chứng từ

Dựa vào điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng đã ký, nhà xuất khẩu sẽ thu xếp và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Sau khi hoàn tất giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đúng theo hợp đồng ngoại thương để gửi cho nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này cần được kiểm tra chính xác để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận hàng được thuận lợi.

Tóm tắt các điều kiện Incoterms 2020 (mới nhất) thường được áp dụng cho vận chuyển hàng lẻ LCL như sau:

  • Điều kiện EXW (Ex Works)

EXW nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định (nhà máy hoặc nhà kho), và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không. Để giao hàng, người bán không cần bốc xếp hàng lên phương tiện, cũng không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu.

  • Điều kiện FOB (Free On Board)

Điều kiện FOB tương ứng với điều kiện Giao hàng trên tàu. Nếu bên bán có thêm khả năng đưa hàng lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FOB.

  • Điều kiện CFR/ CNF/ C+F/ C&F (Cost and Freight)

Điều kiện CFR tương ứng với điều kiện Tiền hàng và cước phí. Nếu bên bán có thêm khả năng thuê tàu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để thuê tàu đưa hàng tới cảng nhập khẩu, tính trước chi phí này vào tiền hàng – không chịu rủi ro phát sinh) và ký hợp đồng theo điều kiện CFR.

  • Điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight)

Điều kiện CIF tương ứng Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí. Nếu bên bán có thêm khả năng mua bảo hiểm cho lô hàng khi hàng được vận tải trên tàu biển, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí phát sinh để mua bảo hiểm, tính trước chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện CIF.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu hàng hóa

Sau khi hàng hóa được vận chuyển về đến cảng, nhà nhập khẩu mang đầy đủ giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng lẻ LCL. Ở bước này, nếu không thể tự làm thủ tục thông quan cho lô hàng, chủ hàng có thể sử dụng thêm dịch vụ khai báo hải quan từ công ty giao nhận.

Bước 6: Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi nhận được tờ khai được đóng dấu thông quan và ký giám sát thì nhà nhập khẩu tiến hành mang phiếu xuất kèm mã vạch để nhận hàng tại kho CFS. Khi nhận được hàng hóa đầy đủ tại kho CFS để vận chuyển về kho riêng là hoàn tất quy trình giao nhận hàng lẻ LCL.

5.2. Quy trình xuất hàng lẻ LCL gồm các bước như sau:

Bước 1. Ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thương lượng và đồng ý với nhau các điều khoản trên hợp đồng như chủng loại/quy cách hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, điều kiện Incoterm được áp dụng, ngày xếp hàng…

Bước 2. Nhận thanh toán tiền hàng từ nhà nhập khẩu (người mua)

Nhà xuất khẩu nhận tiền đặt cọc hoặc thanh toán theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết trước đó.

Bước 3. Tiến hành giao hàng và bộ chứng từ xuất khẩu

Dựa vào điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng đã ký, nhà xuất khẩu sẽ thu xếp và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Nếu điều kiện Incoterms trong hợp đồng ngoại thương đã ký là CFR/ CNF/ C+F/ C&F hoặc CIF (xem chi tiết các điều kiện này ở Quy trình nhập hàng lẻ LCL ở phần trên) thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng này. Để thu xếp vận chuyển hàng lẻ LCL xuất khẩu, nhà xuất khẩu cần thực hiện 6 bước sau đây:

  1. Lựa chọn công ty giao nhận cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ LCL (Consolidator / Master Consolidator) phù hợp nhất
  2. Tiến hành Booking (đặt chỗ) với công ty gom hàng lẻ LCL
  3. Thuê xe tải vận chuyển nội địa (trucking)
  4. Đóng hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký
  5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng
  6. Vận chuyển lô hàng về kho CFS để giao cho công ty gom hàng lẻ LCL

Bước 4. Gửi bộ chứng từ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu 

Sau khi hoàn tất giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đúng theo hợp đồng ngoại thương để gửi cho nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này cần được kiểm tra chính xác để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận hàng được thuận lợi.

6.Cách tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển như thế nào?

Để biết cách tính cước của một lô hàng lẻ, bạn cần hiểu các thuật ngữ dưới đây:

CBM là gì?

CBM viết tắt của CuBic Meter hay còn gọi là mét khối (m3). CMB là đơn vị phổ biến nhất được sử dụng để đo thể tích (volume) của hàng hóa.

Cách tính CBM như thế nào?

Để tính thể tích (volume) của hàng hóa theo đơn vị CBM (m3), bạn áp dụng công thức tính CBM là: Chiều dài (m) x Chiều rộng (m) x Chiều cao (m)
Để tính thể tích CBM cho hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng, bạn có thể dùng công cụ tính CBM này:  https://www.cbmcalculator.com để quy đổi.

Metric Ton là gì?

Metric Ton (viết tắt là MT) là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng (weight) của hàng hóa. Tỷ lệ quy đổi là: 1 Metric Ton = 1.000 Kilogram.

Freight Ton và Revenue Ton là gì?

Freight Ton (viết tắt là FT) và Revenue Ton (viết tắt là RT): là giá cước vận chuyển LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước tính theo thể tích (CBM) và giá cước tính theo trọng lượng (MT); giá cước tính theo cách tính nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng.

Các bước để tính giá cước vận chuyển của một kiện hàng lẻ LCL:

Bước 1: Bạn hãy đo kích thước các cạnh Dài, Rộng, Cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính được thể tích của kiện hàng này.

Ví dụ: Nếu kích thước của một kiện hàng là Dài: 3,2m x Rộng: 1,2m x Cao: 2,2m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 3,2 x 1,2 x 2,2 = 8,448 CBM.

Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT)

Ví dụ: Bạn cân kiện hàng biết được trọng lượng là 1,2 tấn (1.200 kg)

Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ (LCL) được công ty gom hàng lẻ chào, bạn tính giá cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng.

Ví dụ: Nếu giá cước được chào bởi công ty vận chuyển là 12 USD/tấn hàng hóa, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này sẽ là:
– Giá cước tính theo thể tích (CBM) là: 8,448 CBM x 12 USD = 101,376 USD hoặc:
– Giá cước tính theo trọng lượng (MT) là: 1,2 tấn x 12 USD = 14,4 USD

Bước 4: So sánh giá cước giữa 2 cách trên và lấy giá cước nào cao hơn. Giá cước cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.
Trong ví dụ trên, giá cước theo thể tích (CBM) cao hơn giá cước tính theo trọng lượng (MT) nên mức phí vận chuyển cho kiện hàng này được áp dụng là: 101.376 USD (Revenue Ton).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *