tau-container-Ever-Given-mac-can-tai-kenh-dao-Suez

Tàu Ever Given bị mắc cạn tại kênh đào Suez (Ảnh: CNN)

Tàu Ever Given bị mắc cạn nặng 224.000 tấn, treo cờ Panama, đang trên đường đến cảng Rotterdam của Hà Lan thì bị sự cố tại kênh đào Suez.

Hãng tàu Evergreen cho biết, con tàu container đã đi vào tuyến đường vận chuyển Đông-Tây quan trọng vào sáng thứ Ba và gặp sự cố khi cách đầu phía nam cửa kênh khoảng 6 hải lý.

Theo Tanker Trackers, công ty giám sát các tàu thông qua dữ liệu vệ tinh và hàng hải, cho biết sự cố đã khiến các tàu khác gần đó phải lùi lại. “Các tàu chở dầu của Ả Rập Xê-út, Nga, Oman và Mỹ đang chờ ở hai đầu”.

NGUYÊN NHÂN BỊ MẮC CẠN

Theo công ty đại lý tàu biển GAC cho biết, tàu Ever Given đã mất điện vào sáng thứ Ba và cày vào bờ kênh. Hiện con tàu vẫn đang nằm chắn ngang trên một trong những tuyến đường vận tải biển huyết mạch quan trọng nhất trên thế giới, mặc dù nhiều tàu kéo, máy đào và tàu cuốc đang được triển khai để giải cứu con tàu này.

Cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết các tàu cứu hộ đang làm việc để giải phóng cho tàu Ever Given, con tàu rộng 59 mét (193,5 feet), bị mắc cạn sau cơn gió 40 hải lý và một cơn bão cát khiến tầm nhìn thấp và điều hướng kém, cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết hôm thứ tư.

Ever-Given-container-ship

Thông tin tàu container Ever Given của hãng tàu Evergreen bị mắc cạn tại kênh đào Suez

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Theo Phòng Vận tải biển quốc tế (International Chamber of Shipping – ICS) ước tính rằng lượng hàng hóa trị giá khoảng 3 tỷ USD đi qua tuyến đường thủy 152 tuổi này mỗi ngày.

Theo Reuters, tuyến đường này chiếm khoảng 30% lưu lượng tàu container trên toàn cầu mỗi ngày. Có tuyến vận chuyển thay thế đi giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi nhưng thời gian phải mất thêm một tuần.

Theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez, gần 19.000 tàu, hay trung bình 51,5 tàu mỗi ngày, với trọng tải thực 1,17 tỷ tấn đã đi qua kênh này trong năm 2020.

Maersk – hãng tàu container lớn nhất thế giới cho biết bảy trong số các tàu container của họ đã bị ảnh hưởng bởi sự tắc nghẽn, với bốn trong số các tàu của họ bị mắc kẹt trong hệ thống kênh đào trong khi những tàu còn lại đang chờ để đi vào kênh, hãng tàu Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.

Một hoa tiêu cấp cao tại Kênh đào Suez (giấu tên) nói với CNN, “Hiện tại, số lượng tàu đang chờ có thể lên tới 100 chiếc, con số này sẽ tăng lên theo thời gian”, và “việc gián đoạn hàng hải dự kiến ​​sẽ gây ra tắc nghẽn tàu, mất 2-3 ngày để khôi phục lại trật tự giao thông”, ông cho biết thêm.

Các nguồn tin trong ngành nói với Reuters rằng tác động đối với dòng chảy dầu khí sẽ phụ thuộc vào thời gian mất bao lâu để thông quan tàu container.

Ashok Sharma, giám đốc điều hành của công ty môi giới tàu biển BRS Baxi có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Nếu nó kéo dài đến vài tuần, tất nhiên nó sẽ làm gián đoạn toàn bộ hoạt động vận chuyển một cách nghiêm trọng”.

Sharma nói: “Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải có đủ nguồn lực sẵn có và gần như rất nhiều để giải quyết tình hình một cách nhanh chóng, trong vài ngày chứ không phải vài tuần”.

tau-container-Ever-Given-mac-can-tai-kenh-dao-Suez

Tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez (Ảnh: Planet Labs)

HƯỚNG XỬ LÝ

Việc giải phóng con tàu container khổng lồ này là “rất phức tạp về mặt kỹ thuật” và có thể mất nhiều ngày; ngoài ra, thiết bị để làm giải phóng con tàu là có sẵn nhưng nó phụ thuộc vào cách nó được sử dụng, vị hoa tiêu cấp cao (giấu tên) tại Kênh đào Suez nói với CNN.

“Nếu phương pháp không đúng, có thể mất một tuần, và nếu được thực hiện tốt thì có thể mất hai ngày. Nhưng nếu nó đúng [ngay từ đầu], thì cuộc khủng hoảng có thể đã kết thúc vào ngày hôm qua”, vị hoa tiêu này cho biết.

Cũng theo vị hoa tiêu này, do bị hư hại, tàu Ever Given không thể ra khơi ngay bây giờ và có lẽ sẽ cần được kéo đến bến neo đậu gần nhất, Quận Great Bitter Lake, cách đó khoảng 30 km về phía bắc.

Sau đó, con tàu có thể sẽ được kéo cùng với hàng hóa của mình đến cảng gần nhất – cảng Sokhna cách thành phố Suez 20 km về phía nam hoặc cảng Port Said, 100 km về phía bắc. Ở đó, hàng hóa sẽ được dỡ xuống và con tàu sẽ được sửa chữa nhỏ. Nếu thiệt hại trở nên nghiêm trọng hơn, con tàu sẽ được kéo về nhà máy đóng tàu để sửa chữa.